TINH YÊU GIỚI TÍNH

Sunday, May 19, 2024

Sống ở Hà Nội, lương 10 triệu đồng nhưng vợ tôi luôn đòi đi ăn nhà hàng

Hai vợ chồng tôi thuộc thế hệ 9X và đều là người tỉnh lẻ. Chúng tôi cưới nhau được 5 năm, đã có một con gái. Hiện chúng tôi chưa có nhà mà vẫn đi thuê phòng trọ ở Hà Nội với giá gần 3 triệu đồng/tháng, bao gồm cả điện nước.

Lương của vợ chồng tôi đều ở mức 8-10 triệu đồng/người/tháng. Trước kia, lương của tôi có khá hơn nhưng vài năm gần đây kinh tế khó khăn, công ty ít việc, cắt giảm nhân sự nên thu nhập của tôi giảm hẳn đi.

Mấy năm trước, tôi gần như không bao giờ hỏi chuyện vợ chi tiêu, tiết kiệm thế nào. Tôi làm được bao nhiêu đều đưa cho vợ khoảng 70-80% thu nhập. Số còn lại tôi lo xăng xe, thi thoảng đi đám cưới hoặc mời bạn bè uống nước.

Tôi đưa tiền cho vợ nhưng không hỏi cô ấy tiêu thế nào vì không muốn mang tiếng chặt chẽ, đưa vợ được đồng tiền thì suốt ngày hỏi này, hỏi nọ. Vợ tôi vốn sinh ra trong gia đình khá giả nên giữ thói quen chi tiêu rất thoải mái. Cô ấy mua đồ ở siêu thị, quần áo cũng sắm của các thương hiệu lớn.

Sống ở Hà Nội, lương 10 triệu đồng nhưng vợ tôi luôn đòi đi ăn nhà hàng - 1

Vợ tôi giữ thói quen chi tiêu thoải mái trong nhiều năm (Ảnh minh họa: TD).

Tôi thấy nếu tiêu như thế thì chẳng để được đồng nào, nhưng nghĩ vài năm đầu mới cưới nhau, tôi để cô ấy sống thoải mái chút, không phải áp lực quá mức. Tiền bạc, nhà cửa là câu chuyện về lâu, về dài.

Vợ tôi bảo nhà cửa sẽ có bố mẹ hỗ trợ, bởi cô ấy trông vào mảnh đất mặt tiền đường tỉnh của bố mẹ đẻ ở quê. Nhà vợ có 3 anh em, dẫu cô ấy có được bố mẹ chia cho một phần tài sản, tôi nghĩ cũng chưa thể đủ mua nhà Hà Nội.

Hai năm trở lại, khi thu nhập bị cắt giảm, nhìn cách cô ấy tiêu tiền, tôi vô cùng sốt ruột. Mỗi tháng, chi phí thuê nhà và điện nước tốn 3 triệu đồng, đóng học cho con 3,5 triệu đồng, cộng với sinh hoạt, thỉnh thoảng về quê, đi chơi, chúng tôi hầu như không còn lại bao nhiêu.

Vợ tôi vẫn giữ thói quen đi chơi, ăn nhà hàng mỗi dịp cuối tuần. Cô ấy nói rằng, đó là cách "yêu bản thân", "tái tạo năng lượng" cho cả nhà sau một tuần học tập, làm việc mệt mỏi.

Cô ấy thường cho con đi các siêu thị lớn, vào khu vui chơi mức vé vào cửa từ 120.000 đến 150.000 đồng. Sau khi cho con chơi xong, cô ấy lại đề xuất cả nhà đi ăn pizza, gà rán, lẩu hay buffet… Ăn xong, vợ tôi dạo vào các cửa hàng quần áo hay mua đồ ăn trong siêu thị. Mỗi dịp cuối tuần như thế, cả nhà lại tiêu tốn không dưới 1-2 triệu đồng.

Thú thực trước đây, tôi cũng là người sống không quan tâm đến ngày mai. Cứ làm có tiền là tiêu xài xả láng, ăn nhậu, mua sắm điện thoại, xe máy. Lúc gần cưới, tôi giật mình "hóa ra mình chẳng có gì trong tay cả", đám cưới cũng do bố mẹ lo cho.

Cưới xong, hai vợ chồng thuê nhà trọ ra ở riêng. Khi vợ mang bầu, sinh con, tôi mới ý thức được khái niệm tiết kiệm và nhận ra mình đã sống lãng phí quá nhiều.

Tôi đem câu chuyện của mình chia sẻ với vợ và mong vợ điều chỉnh lại cách chi tiêu. Tuy nhiên, cô ấy nói rằng, tất cả là vì con. Hai vợ chồng có thể sống khổ nhưng con không thể khổ được.

Tôi đề xuất đưa con đến các địa điểm vui chơi công cộng cuối tuần, sau đó mua đồ ăn về nhà nấu nhưng vợ luôn tìm cách từ chối. Khi thì vì nắng nóng, lúc lại nói đi chơi ở ngoài bụi bặm, buồn tẻ, vào siêu thị mát mẻ mà muốn gì cũng có.

Khi tôi không giữ được bình tĩnh, to tiếng, vợ lại nói tôi là kẻ bủn xỉn, "đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành".

Vợ tôi vẫn không thể nghĩ sống ở Hà Nội đắt đỏ, lương chỉ 10 triệu đồng mỗi người mà tiêu không biết kiểm soát như vậy thì chắc chắn cả đời chúng tôi không dành dụm được gì, mãi ở nhà thuê, cuộc sống không ổn định.

Vì thói tiêu hoang của cô ấy, gần đây, vợ chồng tôi thường xảy ra mâu thuẫn. Tôi phải làm thế nào để vợ thay đổi?

Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: dantri@dantri.com.vn. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.

Triển lãm hoàng gia trưng bày chân dung Công nương Kate

Chân dung Công nương Kate Middleton do nhiếp ảnh gia Paolo Roversi chụp - Ảnh: NPG

Chân dung Công nương Kate Middleton do nhiếp ảnh gia Paolo Roversi chụp - Ảnh: NPG

Theo tạp chí Time, triển lãm trưng bày bức chân dung gây xúc động của Công nương Kate Middleton, được chụp bởi Paolo Roversi và ban đầu được công bố trước sinh nhật lần thứ 40 của bà vào năm 2022.

Bức ảnh đơn sắc đen trắng thể hiện góc nghiêng của Công nương Kate Middleton trong chiếc váy trắng lệch vai của Alexander McQueen.

Phụ kiện chỉ ở mức tối thiểu với hoa tai ngọc trai và chiếc nhẫn đính hôn bằng đá sapphire xanh được đính kim cương, trước đây từng thuộc về Công nương Diana.

Công nương Kate tạo dáng theo tư thế ưa thích của hoàng gia, ngồi im lặng và nhìn về phía xa xăm.

Khi bức ảnh lần đầu được công bố vào năm 2022, cùng hai bức ảnh khác mừng sinh nhật của công nương, nó đã trở thành một phần của bộ sưu tập thuộc Phòng trưng bày chân dung quốc gia London.

Bức chân dung đen trắng của Công nương Kate Middleton thường được so sánh với bức tranh được vẽ cách đây hơn 150 năm của Nữ hoàng Alexandra của Đan Mạch.

Bức tranh do Franz Xaver Winterhalter vẽ, cho thấy Nữ hoàng Alexandra trong chiếc váy trắng xòe rộng với những đường viền màu xanh đậm.

Đội một chiếc vòng hoa trên đầu, Nữ hoàng đứng nhưng hơi xoay người sang một bên.

Triển lãm trưng bày chân dung của Công nương Kate Middleton diễn ra trong bối cảnh bà đang tạm rời công việc hoàng gia sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

Trong video chia sẻ ngày 22-3, người mẹ ba con tiết lộ bà đã bắt đầu một đợt hóa trị sau khi được chẩn đoán mắc một loại ung thư không được tiết lộ sau ca phẫu thuật bụng đã được lên kế hoạch vào tháng 1.

Trong một sự kiện hoàng gia gần đây, Hoàng tử William cho biết vợ ông "đang khỏe" khi được một người dân quan tâm hỏi thăm.

Công nương Kate thông báo bị ung thư, đang hóa trịCông nương Kate thông báo bị ung thư, đang hóa trị

Catherine, công nương Xứ Wales, công bố ngày 23-3 rằng cô nhận được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và đang ở giai đoạn đầu của quá trình hóa trị. Kate không tiết lộ cô mắc loại ung thư nào, nhưng nói rằng đây là 'cú sốc lớn'.

Saturday, May 18, 2024

Cụm từ ‘ke ga’ trong ga tàu metro số 1: Chuẩn nhưng cần chỉnh

Bảng chỉ dẫn lối đi tại ga ngầm Nhà hát TP.HCM (thuộc tuyến metro số 1) có nội dung

Bảng chỉ dẫn lối đi tại ga ngầm Nhà hát TP.HCM (thuộc tuyến metro số 1) có nội dung "ke ga" và "platform" khiến nhiều người thắc mắc - Ảnh: HCMC Metro Confessions

Nhằm góp thêm ý kiến, Tuổi Trẻ Online giới thiệu bài viết của nhà báo Duyên Trường dưới góc nhìn ngôn ngữ học.

"Ke ga" không phải từ trên trời rơi xuống

Mấy hôm nay, mấy chữ "ke ga" xuất hiện trên các bảng chỉ dẫn trong ga tàu tuyến metro số 1 tại TP.HCM khiến "người bàng hoàng, kẻ hoang mang", vì nó lạ tai quá, lạ mắt quá!

Theo giải thích của một cán bộ Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, đơn vị chủ đầu tư tuyến metro này, khi trao đổi với Tuổi Trẻ Online, chúng ta hiểu đây là một thuật ngữ đã được luật định.

Tra Luật Đường sắt 2017, số 06/2017/QH14, tại khoản 16, điều 3 (Giải thích từ ngữ), của chương I (Những quy định chung), là nội dung: Ke ga là công trình đường sắt trong ga đường sắt để phục vụ hành khách lên, xuống tàu, xếp, dỡ hàng hóa.

Lại tra tiếp Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên, NXB Hồng Đức, 2016), chúng ta thấy có hai mục từ "chuyển đổi" cho nhau - muốn hiểu ke ga hãy xem ke: Nền xây cao bên cạnh đường sắt ở ga để hành khách tiện lên xuống tàu hoặc xếp dỡ hàng hóa (trang 607).

Nhưng keke ga từ đâu mà ra?

Từ điển Các từ Tiếng Việt gốc Pháp (Nguyễn Quảng Tuân - Nguyễn Đức Dân, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học TP.HCM, 1992) đã xác nhận: Ke là từ tiếng Việt gốc Pháp do quai (tiếng Pháp, danh từ) mà ra. 

Nghĩa của từ được giải thích như sau: Đường dọc theo bờ sông. Thềm trước sân ga hay dựa bến tàu dành cho khách đến đợi rước người nhà hoặc khách đi tàu đợi lúc tàu sắp đến (trang 208).

Sách còn dẫn ra một đoạn ngữ cảnh làm bằng: "Ở bến sân ga xe lửa, cái người ốm ra đây thẫn thờ nhìn tàu đi để dưỡng cái bệnh đổi chỗ vẫn chỉ là Bạch người bạn hàng trung thành của ông cụ ký ga già ngồi bán vé ke ở cửa ra đã hàng mười năm" trong tiểu thuyết Thiếu quê hương (1940) của nhà văn Nguyễn Tuân.

Vậy là từ lâu đã có từ ke, và có đến ba loại ke: dọc bờ sông, trong sân ga hoặc bên bến tàu.

Bằng chứng là Từ điển Tiếng Huế - Tiếng Huế, Người Huế, Văn hóa Huế, Văn hóa đối chiếu (Bùi Minh Đức, NXB Văn Học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2009, quyển thượng) đã có ghi nhận cụm từ ke Đông Ba: "ke Đông Ba do chữ "quai" của Pháp là đường dọc bờ sông. "Quai Đông Ba" hay "ke Đông Ba" nằm sát bờ sông Đông Ba, từ cầu Gia Hội về cầu Đông Ba"(trang 906).

Đến đây có thể khẳng định keke ga không phải "từ trên trời rơi xuống", nó đã được sử dụng trong lời ăn tiếng nói, và đi vào văn chương từ thế kỷ trước.

Tranh của DAD

Tranh của DAD

Ke ga không có gì sai. Nhưng nó đã trở thành "biết được chết liền" với nhiều người dùng hiện nay. Sao không chọn lấy một từ thông dụng hơn, dễ hiểu hơn với công chúng của thì hiện tại?

Vì sao "ke ga" biết được chết liền?

Nhưng sao hôm nay chúng ta, nhất là người dân đất phương Nam, đều nghe như "sét đánh ngang tai"?

Thử lục trong Từ điển phương ngữ Nam Bộ của TS Huỳnh Công Tín (NXB Chính Trị Quốc Gia, 2009), cũng không tìm thấy từ ke theo nghĩa này!

Thực tế có thể nói keke ga đã thành quá khứ, người dùng hôm nay không tiếp nhận được.

Giá như bỗng vào một ngày đẹp trời, sau cơn mưa vàng giải hạn tháng 5 này, vợ bạn về nhà, chào chồng và thốt lên mấy tiếng: Thưa tướng công! Chào phu quân… Chắc hẳn là sẽ có người đi từ ngạc nhiên đến… mê sảng!

Cũng như động từ thổi cơm, vốn gắn với bếp với lò, với rơm rạ với than củi một thời, nay đã trở thành "của lạ" với lớp trẻ hiện đại. Phải là cắm cơm thì thế hệ "nồi cơm điện" mới có thể thông hiểu nhau.

Từ vựng luôn thay đổi theo thời gian. Chữ tự sướng xưa kia dùng để chỉ hành động tự thỏa mãn. Còn bây giờ, tự sướng đã mang cái nghĩa hoàn toàn khác trong thời đại kỹ thuật số: một cách giúp chúng ta chụp ảnh bằng điện thoại thông minh với góc rộng hơn, bắt được nhiều đối tượng hơn, trong đó có chính bản thân mình.

Ke ga không có gì sai. Nhưng nó đã trở thành "biết được chết liền" với nhiều người dùng hiện nay. Sao không chọn lấy một từ thông dụng hơn, dễ hiểu hơn với công chúng của thì hiện tại?

Mời bạn bày tỏ quan điểm của mình về cách dùng cụm từ "ke ga" như hiện nay.

Theo bạn, tiếng Việt còn có cụm từ nào khác để thay thế? Có nên dung hòa sử dụng cùng lúc từ "sân ga" và "ke ga"?

Mời bạn gởi ý kiến của mình trong phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc mail: bandoc@tuoitre.com.vn. Cảm ơn.

Bạn trai đề nghị tôi cùng góp tiền xây nhà, sau đó mới làm đám cưới

Tôi và bạn trai yêu nhau hơn một năm, đều là quê tỉnh lẻ lên thành phố lập nghiệp. Tết vừa rồi, anh về nhà tôi xin bố mẹ được đi lại, cả nhà tôi đều rất quý anh. Anh bày tỏ mong muốn đám cưới sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Bạn trai tôi nhìn chung không có gì giỏi giang, xuất sắc nhưng chăm chỉ, chịu khó. Tiền anh kiếm được không cao nhưng biết cách tính toán, chi tiêu và tiết kiệm.

Hồi mới yêu nhau, anh khoe anh đã mua được một mảnh đất nhỏ, là thành quả sau mấy năm đi làm của anh, có bố mẹ hỗ trợ một phần. Anh nói tâm nguyện của anh là khi cưới vợ không phải dắt díu nhau đi ở trọ.

Tuy nhiên năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, công việc không mấy thuận lợi nên anh vẫn chưa thể xây được căn nhà nhỏ như mơ ước của mình. Nghe anh tâm sự, tôi thấy khá yên tâm vì tin tưởng rằng, một người đàn ông có trách nhiệm như anh chắc chắn sẽ không để vợ con phải khổ.

Bạn trai đề nghị tôi cùng góp tiền xây nhà, sau đó mới làm đám cưới - 1

Tôi hối hận khi đồng ý góp tiền xây nhà cùng bạn trai (Ảnh minh họa: Freepik).

Đợt vừa rồi, khi giá đất đai có chiều hướng "ấm" lên, bố mẹ tôi quyết định bán đi một nửa mảnh đất để em trai có tiền đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Sau khi tính toán các khoản, bố mẹ cho tôi 300 triệu đồng coi như cho con gái tí vốn "dắt lưng". Tôi còn có một khoản dành dụm mấy năm đi làm, tổng cũng được nửa tỷ.

Tôi có kể với bạn trai chuyện này, hỏi anh không biết nên gửi ngân hàng hay tham gia đầu tư gì đó cho sinh lời. Anh nói, chuyện này tùy tôi, anh cũng không biết khuyên thế nào.

Bất ngờ tuần trước, trong một buổi hẹn hò, anh đưa ra đề nghị muốn tôi góp tiền cùng anh xây nhà, sau đó hai đứa sẽ làm đám cưới.

Anh nói, đất thì anh đã có sẵn, tiền xây nhà anh cũng đang để dành nhưng chưa đủ. Đằng nào thì tiền của tôi cũng chưa dùng vào việc gì, chi bằng góp cùng anh xây nhà, thiếu bao nhiêu sẽ vay mượn người thân thêm.

Xây nhà xong, cuối năm hai đứa cưới nhau có nhà mới ở là vừa đẹp. Bao năm nay, anh đã rất chán ngán cảnh thuê trọ, không muốn lập gia đình rồi vẫn để vợ con sống cảnh chật chội, nhếch nhác.

Nghe anh bàn tới bàn lui, tôi thấy cũng hợp lý. Đằng nào, chúng tôi cũng sẽ cưới nhau vào cuối năm. Tiền của tôi đang nhàn rỗi, nhà cũng phải xây. Nếu xây sớm, cưới nhau rồi chỉ việc dọn về ở thì tốt biết bao.

Tôi bảo bạn trai cứ phác thảo xem nên xây nhà kiểu gì trong mức tài chính cho phép, không nên vay mượn, tôi sẽ góp cùng anh. Chúng tôi còn hào hứng lên mạng tìm những căn nhà mẫu nhỏ xinh ưng ý.

Thế nhưng, khi tôi đem chuyện này nói với gia đình, bố mẹ tôi đã mắng tôi một trận không ngóc đầu lên được. Mẹ nói tôi "có lớn mà không có khôn", góp tiền xây nhà trên mảnh đất đứng tên bạn trai thì dù sau này cưới nhau rồi, tài sản đó vẫn là tài sản riêng của bạn trai tôi. Huống hồ, chúng tôi còn chưa cưới nhau, cũng không chắc chắn sẽ cưới nhau, lỡ có bất trắc gì, tôi coi như mất trắng số tiền ấy.

Tôi không rành về chuyện này, cũng chưa từng tìm hiểu. Tôi chỉ nghĩ đơn giản, nếu yêu nhau, lấy nhau, anh mua đất, tôi góp chung tiền cùng anh xây nhà là bình thường, không lăn tăn gì cả. Nhưng nay nghe bố mẹ tôi nói, có vẻ chuyện không đơn giản như tôi nghĩ.

Về luật, tôi không biết bố mẹ mình nói có chính xác không. Nhưng khi nghĩ lại, tôi cũng thấy chưa cưới nhau thì không nên chung đụng tiền bạc, phòng khi có những rắc rối xảy ra.

Vấn đề là tôi đã đồng ý với đề nghị của bạn trai sẽ cùng anh chung tiền xây nhà. Giờ bỗng nhiên đổi ý, không biết nói sao cho anh khỏi nghĩ ngợi. Tình cảm của tôi và anh đang rất tốt đẹp. Chỉ sợ anh nghĩ tôi coi trọng tiền bạc hơn tình cảm, không tin tưởng anh.

Tôi có nên nghĩ ra một lý do nào đó để từ chối đề nghị của anh không?

Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: dantri@dantri.com.vn. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.

50 tác phẩm tiêu biểu sau ngày đất nước thống nhất sẽ được bình chọn như thế nào?

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại lễ phát động - Ảnh: T.ĐIỂU

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu tại lễ phát động - Ảnh: T.ĐIỂU

Tối 18-5, lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30-4-1975 - 30-4-2025) với chủ đề “Những bản hùng ca của đất nước” đã diễn ra tại Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương tổ chức Phát động cuộc bình chọn này.

Ưu tiên tác phẩm về đề tài Cách mạng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất được bình chọn là những tác phẩm nổi bật của các tác giả trong và ngoài nước được sáng tác tính từ tháng 5-1975 đến ngày 30-4-2024.

Cụ thể, đối tượng tham gia gồm tác giả là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập, lao động tại Việt Nam đứng tên tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam được sáng tác trong thời gian kể trên, có giá trị tư tưởng nghệ thuật cao.

Các tác phẩm bình chọn thuộc thể loại văn học, sân khấu, âm nhạc, múa đã được công bố, sử dụng dưới hình thức xuất bản, dàn dựng và biểu diễn phục vụ công chúng, có giá trị đặc biệt xuất sắc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.

Tác phẩm văn học thì phải có tính nhân văn sâu sắc; có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào việc thay đổi nhận thức của nhân dân trong sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ban tổ chức ưu tiên tác phẩm phản ánh về đề tài về cách mạng trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; những thắng lợi và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng sau ngày đất nước thống nhất 30-4-1975.

Ưu tiên những tác phẩm đã được tặng các giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, giải thưởng của Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương hoặc được tặng giải thưởng văn học quốc tế có uy tín.

Tác phẩm tham gia bình chọn phải rõ ràng về lý lịch, không có tranh chấp về bản quyền tác giả.

Phát biểu tại lễ phát động, thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông bày tỏ mong muốn sau lễ phát động các cơ quan hữu quan cùng hội đồng bình chọn sẽ làm việc trách nhiệm, công tâm để bình chọn những bản hùng ca đất nước tiêu biểu, xuất sắc hướng tới 50 năm ngày non song thành một dải.

Tác phẩm âm nhạc về Bác được dàn dựng công phu biểu diễn trong lễ phát động - Ảnh: ĐÌNH TRUNG

Tác phẩm âm nhạc về Bác được dàn dựng công phu biểu diễn trong lễ phát động - Ảnh: ĐÌNH TRUNG

Kết quả sẽ rất thú vị

Còn nhà văn Nguyễn Bình Phương - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - bày tỏ thẩm định một tác phẩm là không đơn giản vì tìm tiếng nói chung về một tác phẩm nghệ thuật là khó và gian nan, nhưng không có nghĩa là không làm được.

Theo ông, cuộc bình chọn là rất cần thiết và chắc chắn sẽ rất thú vị.

Một xã hội mà tôn vinh nghệ thuật là xã hội văn minh, biết đề cao nhân phẩm, đạo đức, tư cách, sự tự do của con người. 

Đó cũng chính là tất cả những gì mà người nghệ sĩ vươn tới trong tác phẩm của mình.

Và kết quả cuộc bình chọn sẽ mang nhiều ý nghĩa.

Từ những tác phẩm được bình chọn ta có cơ hội nhìn lại một phần diện mạo của thời đại đã qua được phản ánh qua tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Và nhìn thấy hào khí của dân tộc mình giai đoạn ấy ra sao, cũng như định lượng được tâm hồn dân tộc mình trong giai đoạn ấy.

Theo ông Phương những nhận thức như thế này là quan trọng với tất cả chúng ta.

Kết quả bình chọn cũng giúp công chúng nhìn lại nghệ thuật của mình đang ở đâu, thăng hay giáng. Những nhà quản lý nhìn vào đó sẽ có những định hướng quản lý văn hóa nghệ thuật phù hợp.

Theo ban tổ chức, thể loại Văn học bình chọn 15 tác phẩm tiểu thuyết, trường ca, truyện ngắn, tập thơ; không bình chọn tổng tập, tuyển tập, tác phẩm in chung, nhiều tác giả, bộ tiểu thuyết chưa xuất bản trọn bộ.

Sân khấu bình chọn 15 tác phẩm thể loại kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch.

Âm nhạc bình chọn 10 tác phẩm ở thể loại giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, ca khúc.

Múa bình chọn 10 tác phẩm thể loại thơ múa, tổ khúc, kịch múa.

Thời gian gửi tác phẩm bình chọn từ tháng 6 đến ngày 31-12-2024.

Tác giả có tác phẩm bình chọn gửi về Ban Tổ chức theo địa chỉ: Phòng Văn học, Cục Nghệ thuật biểu diễn, số 32 Nguyễn Thái Học, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, TP Hà Nội.

Lễ Tổng kết và vinh danh 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam dự kiến vào ngày 30-4-2025.

Tôi rất chán chồng dù được nhà nội cho đất mặt phố tiền tỷ

Tôi và chồng cưới nhau đã hơn 10 năm. Nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, mọi người đều cảm thấy thoải mái và hạnh phúc. Trong khi nhiều bạn bè còn phải ở trọ, vợ chồng tôi đã có nhà riêng, không gian rộng rãi.

Sau khi cưới 3 năm, mẹ chồng tôi cho mảnh đất ở mặt đường lớn. Gia đình bên ngoại cho hai vợ chồng 700 triệu đồng để xây nhà. So với những người giàu có không thể bằng, dù sao vợ chồng tôi cũng có chút tài sản đất đai đủ phòng thân khi sa cơ lỡ vận.

Nhờ căn nhà ở mặt đường lớn nên cả hai có thể buôn bán qua ngày. Thu nhập từ quầy hàng nhỏ giúp kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống. Tuy vậy, con cái ngày càng lớn, chi tiêu nhiều hơn. Ngoài ra, chi phí cuộc sống cũng tăng lên so với trước đây nên tôi cảm thấy túng thiếu.

Nếu ở hoàn cảnh như tôi, chồng có thể kiếm thêm tiền hàng tháng, cuộc sống của cả nhà có lẽ sẽ dư dả hơn. Tuy nhiên, cưới nhau hơn 10 năm, chồng tôi có đến 8 năm thất nghiệp ở nhà.

Tôi rất chán chồng dù được nhà nội cho đất mặt phố tiền tỷ - 1

Tôi có nhà mặt phố, chồng hiền lành nhưng vẫn không hạnh phúc trọn vẹn (Ảnh minh họa: IT).

Thời mới cưới, anh có công việc ổn định. Sau đó, chồng tôi nghỉ việc vì xích mích với trưởng phòng. Anh ở nhà một thời gian, nộp hồ sơ khắp nơi. Thế nhưng, chồng tôi chỉ làm mỗi nơi một thời gian rồi chê bai về tiền lương, môi trường, áp lực... nên "nhảy việc" liên tục.

Khi đã ở tuổi gần 40, anh gần như rất khó tìm được một công việc phù hợp với bản thân. Cho nên nhiều năm qua, chồng tôi không đi làm mà chỉ quanh quẩn ở nhà. 

Công việc chính của tôi là bán hàng, chồng chỉ phụ giúp vài việc lặt vặt. Nhìn thấy anh không hỗ trợ được về chuyện kinh tế, tôi hơi chán nản. Có nhiều lúc vì áp lực tiền bạc, tôi từng nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng không đành.

Một phần tôi nghĩ đến hai đứa con, ngoài ra, chồng không kiếm ra nhiều tiền như người ta nhưng hiền lành, không nhậu nhẹt, bồ bịch... Điểm cộng đó khiến tôi cố gắng tiếp tục cuộc hôn nhân này.

Khi nhìn vào cuộc sống bình yên của chúng tôi, bạn bè đều ao ước. Thế nhưng, ít ai biết những nỗi khổ trong lòng. Giá như chồng tôi tháo vát, chịu khó bươn chải hơn một chút, cuộc sống của cả nhà sẽ đỡ áp lực hơn.

Tôi nhiều lần khuyên anh tìm kiếm việc làm, song chồng đều ậm ừ cho qua chuyện. Dường như anh không còn tha thiết với việc nộp hồ sơ, đi phỏng vấn hay đi làm theo thời gian hành chính.

Nhiều lần, tôi nhờ bố mẹ chồng khuyên bảo nhưng ông bà lắc đầu. Bên nhà nội cho rằng, việc muốn đi làm hay không là lựa chọn cá nhân, không nên ép buộc. Chuyện làm ăn phải do hai vợ chồng tự bàn bạc, khó ai có thể can thiệp. Vì vậy, suốt nhiều năm qua, tôi gần như là lao động chính, bươn chải với quầy hàng nhỏ.

Nhìn người ta có chồng hỗ trợ, kiếm tiền, lăn lộn đưa thu nhập về cho vợ con, tôi không khỏi chạnh lòng. Tôi không hề muốn chồng phải vất vả nhưng việc anh ở nhà cả ngày, hết xem tivi lại đi uống trà đá, tập thể dục thực sự rất khó coi. Trong khi đó, ở tuổi anh, nhiều người vẫn làm việc hăng say.

Tôi tâm sự với bạn bè thân thiết, ai cũng nói nên nghĩ đến điều tốt đẹp ở chồng mà sống vì các con. Dẫu anh không mang tiền bạc về nhưng không báo nợ hàng tỷ đồng, sa vào cờ bạc hay rượu chè.

Trong suy nghĩ của họ, cuộc sống có nhà mặt phố, có quầy hàng thêm thu nhập vậy là đủ. Bạn bè khuyên tôi đừng bon chen làm gì, cuộc sống biết đủ là được. Tôi có nên gây áp lực để chồng kiếm tiền phụ giúp gia đình không?

Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: dantri@dantri.com.vn. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.

Friday, May 17, 2024

Infographic mở đường Hồ Chí Minh: Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Một đoạn đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Một đoạn đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk như tấm lụa vắt ngang giữa đại ngàn Tây nguyên - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Năm 1959, cách mạng miền Nam đứng trước một bước ngoặt, đòi hỏi Đảng ta phải có quyết sách kịp thời.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15, khóa II (tháng 1-1959) về mở tuyến đường vận chuyển chiến lược từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, tháng 5-1959, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn công tác quân sự đặc biệt (sau gọi là Đoàn 559), làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng hóa, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ từ Bắc vào Nam và ngược lại.

Trong suốt 16 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1959-1975), Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Cuộc tiến công chiến lược 1972, Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào và Đại thắng mùa Xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất đất nước.

Mở đường Hồ Chí Minh: Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Mở đường Hồ Chí Minh: Một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược

Đi ăn tối cùng chồng, tôi "tái mặt" khi nhìn thấy người ngồi bàn đối diện

Vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày cưới của chúng tôi, chồng đề nghị gửi hai con sang nhà bà nội, hai vợ chồng sẽ đi ăn nhà hàng, rồi đi uống cà phê với nhau. Anh nói lâu lắm rồi, chúng tôi không có khoảng riêng tư nào để thảnh thơi cùng nhau.

Ban đầu, tôi định từ chối. Tôi nghĩ dù là ngày gì, cả gia đình cũng nên quây quần mới phải. Nhưng rồi nghĩ, chẳng mấy khi anh có mong muốn như vậy, tôi nên chiều anh một lần.

10 năm hôn nhân, hỏi rằng chúng tôi có hạnh phúc không, tôi không biết phải nói thế nào cho đúng. Chúng tôi cưới nhau vì tình yêu, nhưng sống chung chỉ vài năm đã thấy hai người có nhiều khác biệt. Chồng tôi thuộc kiểu người tham công tiếc việc, lúc nào cũng cảm thấy bất an vì thiếu tiền.

Tôn chỉ cuộc đời chồng tôi chính là khi còn có thể kiếm tiền thì không được phép nghỉ ngơi. Anh làm chính, làm thêm, ai bảo việc gì có tiền đều làm không ngại. Anh "khoán trắng" việc nhà cửa, con cái cho tôi.

Đi ăn tối cùng chồng, tôi tái mặt khi nhìn thấy người ngồi bàn đối diện - 1

Tôi may mắn khi còn chưa lạc đường (Ảnh minh họa: Sina).

Tôi chẳng có lý do gì để trách móc hay hờn giận anh. Anh có làm gì thì cũng vì gia đình, vợ con. Nhưng tôi chỉ là một người vợ đôi khi thèm sự quan tâm, chia sẻ của chồng. Các con tôi cũng chỉ là những đứa trẻ khao khát có cha cạnh bên cùng chơi đùa, gần gũi.

Thói đời, người ta luôn khát khao những thứ mình không đủ đầy. Một lời hỏi han, một hành động quan tâm nhỏ nhặt cũng đủ làm tôi cảm động. Và tôi đã "xao lòng" vì một người đàn ông khác. Không phải vì tôi hết yêu chồng mà là tôi thấy mình cô đơn.

Chỉ sau vài lần gặp tình cờ, anh như "đọc vị" được lòng tôi, tâm trí tôi. Sự quan tâm của anh khiến tôi cảm thấy rằng, việc chồng không dành thời gian cho mình chẳng còn quan trọng nữa.

Anh tâm sự chuyện gia đình mình, chuyện vợ chồng anh sống cảnh "đồng sàng dị mộng" ra sao. Anh ấy vốn không yêu vợ mà lấy cô ấy vì bị "gài bẫy". Vì con, anh cảm thấy mình đã hoài phí cả thanh xuân của mình. Và cũng vì con, anh chấp nhận cuộc hôn nhân vô nghĩa ấy.

"Nếu anh gặp em sớm hơn…" - câu nói anh bỏ dở cũng đủ khiến tôi động lòng suy nghĩ. Chúng tôi đã vài lần hẹn hò, cùng nhau ngồi tâm sự. Tình cảm chưa đủ nhiều để đi xa hơn. Hoặc cả tôi và anh đều đang cố giữ cho lòng mình không chao đảo. Chúng tôi còn có gia đình. Nhưng tôi linh cảm rằng, nếu mọi thứ cứ tiếp diễn như thế này, chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến.

Đôi lúc, tôi thấy mình không đúng với chồng nhưng rồi lại tự bào chữa mình đã làm gì quá đáng đâu, mọi thứ đều đang ở trong giới hạn cho phép. Hôm nay, khi chồng đề nghị chỉ hai vợ chồng đi ăn, đi chơi riêng, tôi có chút cảm động. Tôi không còn nhớ rõ đã bao lâu chúng tôi không có một chút thời gian riêng tư ngọt ngào nào dành cho nhau.

Tối hôm ấy, tôi ăn mặc thật đẹp trước sự ngỡ ngàng của chồng. Anh nói lâu lắm rồi, anh thậm chí chẳng có thời gian nhìn ngắm vợ để nhận ra vợ anh vẫn còn trẻ và xinh đẹp.

Anh đưa tôi đến một nhà hàng khá sang trọng đã đặt trước. Hóa ra, anh đã chuẩn bị chu đáo cho ngày kỷ niệm này. Khi chúng tôi đến, trên bàn được chuẩn bị bánh và hoa. Tôi cảm giác như mình sắp được tỏ tình lần nữa.

Nhưng khi tôi vừa ngồi xuống ghế, đập vào mắt tôi chính là hình ảnh cặp đôi ngồi đối diện. Cô gái rất trẻ, xinh đẹp đang nũng nịu người đàn ông ngồi bên. Người đàn ông ấy chính là người đã khiến tim tôi xao động mà tôi kể ở trên.

Nhìn ngoại hình trẻ trung, thanh xuân của cô gái, chắc không phải vợ anh ta. Nghĩ đến đó, tôi bất chợt thấy "nóng mặt". Có lẽ đây là gã sở khanh đi lừa tình phụ nữ.

Mới hôm qua, hắn còn nhắn tin nói không gặp tôi là thấy trống vắng, hỏi tôi bao giờ có thể cùng nhau cà phê. Vậy mà hôm nay, hắn đã tình tứ bên một cô gái trẻ. Cái gia đình bất hạnh mà hắn kể lể với tôi không biết có bao nhiêu phần trăm sự thật?

Chồng ngoái nhìn theo ánh mắt tôi rồi hỏi: "Người quen của em à?". Tôi giật mình, lắc đầu. Anh nhìn con số 10 năm trên bánh kem rồi nhìn tôi: "Mới đó mà mình đã cưới nhau 10 năm. 10 năm trước, tóc anh còn xanh. 10 năm sau, tóc anh đã đầy sợi bạc rồi đây này."

Tôi nhìn mái tóc chồng, thấy những sợi bạc lấp ló, mắt rưng rưng nhận ra mình làm vợ quá tệ. Rốt cuộc, những thứ anh làm cho vợ con bao năm nay chẳng bằng những lời ngọt ngào của một người lạ?

Thật may, cuộc gặp tình cờ tối hôm đó đã khiến tôi như người mơ tỉnh mộng. Chính "cú vấp" này giúp tôi tỉnh ngộ nhận ra: Đừng nhìn ngó đâu xa, người bên cạnh mình mới là người đáng trân trọng nhất.

Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: dantri@dantri.com.vn. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.

Thursday, May 16, 2024

Hồ Biểu Chánh qua góc nhìn hậu thế

Lời ghi của Hồ Biểu Chánh trên mục Quảng cáo đồng nhơn về Đại Việt tập chí - Ảnh: HỒ LAM

Lời ghi của Hồ Biểu Chánh trên mục Quảng cáo đồng nhơn về Đại Việt tập chí - Ảnh: HỒ LAM

Công trình khảo cứu Chân dung Hồ Biểu Chánh của giáo sư Nguyễn Khuê in lần đầu năm 1974, đến nay tròn nửa thế kỷ.

Quyển sách vừa được Trung tâm Nghiên cứu quốc học tái bản lần thứ ba.

PGS.TS Võ Văn Nhơn cho rằng gần như ai nghiên cứu về văn học quốc ngữ Nam Bộ trước kia hay hiện nay cũng đều phải tham khảo tác phẩm này.

Cuộc gặp gỡ định mệnh

GS Nguyễn Khuê đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh những năm 1960, ông nung nấu ý định viết sách.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông nói: "Khi định viết về ông, tôi chưa có điều kiện đọc toàn bộ, nhất là thơ của Hồ Biểu Chánh, khá khan hiếm.

Tình cờ, tôi gặp ông Hồ Văn Kỳ Trân, con trai trưởng của Hồ Biểu Chánh, tại Trường tư thục Les Lauriers (nay là Trường tiểu học Đuốc Sống).

Ông Kỳ Trân đọc cuốn Tâm trạng Tương an quận vương qua thi ca của ông của tôi và bảo: "Ước gì "ông cụ" tôi được viết một cuốn sách như thế này". Tôi bảo nếu ông Kỳ Trân muốn thì tôi có thể với điều kiện xin ông hãy đưa tất cả những tư liệu về Hồ Biểu Chánh cho tôi".

Rồi thì rất nhiều cuốn tiểu thuyết đóng bìa cứng có thủ bút của Hồ Biểu Chánh đã được chuyển cho ông Nguyễn Khuê, trong đó có tác phẩm viết tay Tâm hồn tôi. Sau khoảng một năm rưỡi, bức Chân dung Hồ Biểu Chánh đã thành hình.

Cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh - Ảnh: HỒ LAM

Cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh - Ảnh: HỒ LAM

Có một nhà báo Hồ Biểu Chánh

Ngoài những đóng góp lớn cho nền văn học, thi ca của nước nhà, giới nghiên cứu còn nhìn nhận Hồ Biểu Chánh trong vai trò là một nhà báo.

Trong cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh, ông Nguyễn Khuê nhận định Hồ Biểu Chánh nhận trợ cấp của Sở Thông tin tuyên truyền Pháp để làm Nam Kỳ tuần báo và Đại Việt tập chí nên đã có những dư luận không tốt cho ông. Lòng yêu mến của độc giả với ông cũng không còn nguyên vẹn.

Khi trò chuyện về cuốn sách này, TS Nguyễn Nam đồng tình với phân tích của ông Nguyễn Khuê.

Nhưng ông nói 50 năm sau, hậu thế đã có cái nhìn cởi mở hơn. Theo Hồ Biểu Chánh, người viết báo chân chính phải tự lãnh hai nhiệm vụ: phát minh công lý, chánh đạo và bênh vực quyền lợi công cộng của nước nhà.

Ông Nguyễn Nam cho rằng làm báo dưới chế độ thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ, Hồ Biểu Chánh có một nguyện vọng muốn hé lộ thực tại chính trị ở Việt Nam, đi vào thực học, giúp người dân nâng cao nhận thức, tri thức của mình. Những điều này cực kỳ quan trọng trong việc tạo dựng ý thức độc lập dân tộc và hướng tới định hướng tích cực hơn cho một xã hội phát triển.

Trên mục Quảng cáo đồng nhơn, Hồ Biểu Chánh viết: "Chúng tôi lập Đại Việt tập chí nầy chẳng hề dám sánh lòng viễn đại như Đông Dương tạp chí bên Trung Quốc hoặc tính luận cao sâu như Nam Phong tạp chí ngoài Bắc Kỳ.

Chỗ chủ ý của chúng tôi thì tầm thường mà thôi; chúng tôi duy muốn buộc tình thân ái của Pháp quốc với Việt Nam, muốn truyền tư tưởng mới, muốn tỏ môn thiệt học, ngỏ giúp quốc dân muôn một trong đường tấn hóa".

"Khác với Đại Việt tập chí dành cho giới trí thức, Nam Kỳ tuần báo sẽ phổ cập kiến thức cho đại chúng. Tờ báo tạo tinh thần mới cho quốc dân, kết hợp với luân lý cố hữu, với tánh khí hùng hào, tiến thủ của thời đại, khôi phục những thuần phong mỹ tục của dân tộc" - TS Nguyễn Nam phân tích.

Bậc thầy Việt hóa tác phẩm văn học thế giới

Giáo sư Nguyễn Khuê bên cạnh công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh của mình - Ảnh: NGỌC HÂN

Giáo sư Nguyễn Khuê bên cạnh công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh của mình - Ảnh: NGỌC HÂN

Với đạo diễn, biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hồ Biểu Chánh là bậc thầy Việt hóa các tác phẩm văn học thế giới như: Cay đắng mùi đời phỏng theo Không gia đình của Hector Malot, Ngọn cỏ gió đùa phỏng theo Những người khốn khổ của Victor Hugo, Chúa tàu Kim Qui phỏng theo Bá tước Monte Cristo của Alexandre Dumas, Người thất chí phỏng theo Tội ác và hình phạt của Dostoevsky...

Bà nói: "Ông chẳng những Việt hóa tác phẩm của những nhà văn Pháp gần gũi phong cách sáng tác, phù hợp kiến thức Pháp ngữ của ông mà còn mô phỏng tác phẩm của nhà văn Nga độc lạ là Dostoevsky".

Trong sáng tác, bà học hỏi nhiều từ cách nhà văn Hồ Biểu Chánh chọn lọc chi tiết gần gũi văn hóa người Việt, thay đổi hoàn cảnh để độc giả tin câu chuyện có thể xảy ra ở Việt Nam, sáng tạo làm giàu thêm tinh thần gốc.

Ví dụ, chi tiết bối cảnh cách mạng Pháp trong Những người khốn khổ của Victor Hugo đổi thành giặc Lê Văn Khôi trong Ngọn cỏ gió đùa, hay chi tiết ăn cắp "ổ bánh mì" đổi thành "trã cháo heo".

"Lê Văn Đó nghèo khổ "đến mượn một vài giạ lúa về mà cứu cấp mẹ già cháu nhỏ đói nằm thở hoi hóp" mà họ không cho.

"Cùng thế bưng cháo của heo ăn đem về cho mẹ với cháu ăn đỡ, họ không nghĩ lại bắt mà đánh", chi tiết rất thật như hoàn cảnh của người dân Việt Nam nên ai đọc cũng xót thương thân phận người dân nghèo khổ" - Minh Ngọc dẫn chứng.

Theo đạo diễn Hồ Ngọc Xum, một trong những người làm nhiều phim truyền hình chuyển thể nhất từ tác phẩm Hồ Biểu Chánh, rất nhiều tiểu thuyết của ông đã được chuyển thể thành phim, kịch, cải lương bởi cốt truyện rõ ràng, hấp dẫn, đủ mọi thành phần nhân vật, đặc biệt có tính nhân văn: trọng nghĩa khinh tài, trọng lễ khí, có vay có trả...

Điều này gần gũi với khán giả.

"Trong tính cách của người Nam Bộ, chữ nghĩa luôn làm đầu, tiền bạc là "phù du". Thông qua truyện của mình, Hồ Biểu Chánh đánh đúng tâm lý của người Nam Bộ xưa: nghèo cho sạch, rách cho thơm nên vì vậy mà các tác phẩm của ông có giá trị lâu dài trong đời sống văn chương miền Nam" - ông Hồ Ngọc Xum cho biết.

Cuốn Chân dung Hồ Biểu Chánh nhìn nhận thân thế, sự nghiệp của ông trong các lĩnh vực báo chí và biên khảo, thi ca, tiểu thuyết.

GS Nguyễn Khuê từng là trưởng bộ môn Hán Nôm, khoa văn học Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP.HCM).

Ông là nhà nghiên cứu văn hóa có nhiều đóng góp có giá trị cho văn học Hán Nôm và văn học quốc ngữ thời kỳ sơ khai của Nam Bộ tại Việt Nam.

Kịch thiếu nhi thì nhiều, cải lương thiếu nhi vẫn khó

Cảnh trong vở nhạc kịch dân ca Nam bộ Lá cờ thêu 6 chữ vàng - Ảnh: LINH ĐOAN

Cảnh trong vở nhạc kịch dân ca Nam bộ Lá cờ thêu 6 chữ vàng - Ảnh: LINH ĐOAN

Kịch thiếu nhi khá nhiều, trong khi cải lương thiếu nhi chỉ có một vở Lá cờ thêu 6 chữ vàng (tác giả: Nguyên Phương, đạo diễn: Lê Nguyên Đạt).

Kịch thiếu nhi "phất", cải lương thiếu nhi… hẻo

"Đường đua" kịch thiếu nhi hè 2024 có sự tham gia của khá nhiều đơn vị như Nhà hát kịch Idecaf, Nhà hát kịch 5B, Sân khấu kịch Ban Mai, sân khấu Trương Hùng Minh, sân khấu Quốc Thảo...

Xiếc và rối thì có Nhà hát nghệ thuật Phương Nam. Nhiều sân khấu đã sẵn sàng lịch diễn kịch thiếu nhi kéo dài đến tận tháng 9 năm nay.

Điều này khiến người làm nghề rất vui mừng vì sân khấu cho thiếu nhi nở rộ. Tuy nhiên, nếu kịch thiếu nhi đang trên đà "phất" thì cải lương thiếu nhi có vẻ… hẻo.

Tính đến hiện tại chỉ có sân khấu Sen Việt ra mắt nhạc kịch dân ca Nam bộ với vở Lá cờ thêu 6 chữ vàng. Còn các đơn vị lâu nay có khả năng làm cải lương thiếu nhi như Nhà hát Trần Hữu Trang, Đoàn Đồng ấu Bạch Long hiện vẫn chưa rục rịch gì hết.

Đạo diễn Lê Nguyên Đạt cho biết vở Lá cờ thêu 6 chữ vàng anh làm lần này cũng nhân dịp tham gia Liên hoan Sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng năm 2024.

Anh nói: "Lâu nay tôi quan tâm đến cải lương thiếu nhi nhưng quả thật để bắt tay vô làm thì có rất nhiều cái khó".

Nhiều cái khó khi làm cải lương thiếu nhi

Theo Nguyên Đạt, kịch nói dễ tiếp cận với các em thiếu nhi hơn vì mới, tiết tấu nhanh. Còn cải lương phải có niêm luật riêng, với những bài Oán, Bắc… Các bạn trẻ 18, 19 tuổi nhiều khi chưa đủ chịu khó để xem nói gì đến các bạn nhỏ.

Chính vì lý do đó nên khi làm Lá cờ thêu 6 chữ vàng, Nguyên Đạt cũng không dám làm thuần cải lương mà chỉ kết hợp vài câu vọng cổ với nhiều bài lý, bài bản cải lương dễ nghe.

Cái khó nữa với Nguyên Đạt là đầu tư làm một vở cải lương luôn tốn kém hơn vở kịch thông thường, thế nhưng giá vé bán cho con nít thì không thể cao.

Hiện với suất diễn đại trà, anh bán mức vé 250.000 - 300.000 đồng/vé, còn với trường học anh tính đồng giá 100.000 đồng/vé. Nghĩa là đã làm cải lương thiếu nhi phải đau đầu tính toán việc thu hồi vốn.

Với Lá cờ thêu 6 chữ vàng Nguyên Đạt cho biết anh phải làm việc trước để ê kíp đồng lòng có thể giảm giá vé cho các em ở mức thấp nhất.

"Trong vở Lá cờ thêu 6 chữ vàng tôi đang cố gắng tập để các cháu làm quen và dần yêu các bài lý, bài bản cải lương. 

Tôi cũng không biết mình có làm đúng hướng chưa và hiệu quả như thế nào nhưng cứ cố gắng thăm dò chỉnh sửa qua mỗi suất diễn, mong sẽ được các cháu đón nhận" - Đạo diễn Nguyên Đạt tâm sự.