Mực tàu giấy bản của Tô Hoài ~ TINH YÊU GIỚI TÍNH

Thursday, July 4, 2024

Mực tàu giấy bản của Tô Hoài

Mực tàu giấy bản của Tô Hoài- Ảnh 1.

Mực tàu giấy bản do NXB Kim Đồng ấn hành, là ấn bản kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài (6-7-2014 - 6-7-2024).

Tập truyện gồm 10 truyện ngắn Tô Hoài viết trước năm 1945. Sau gần một thế kỷ, những trang miêu tả chân thực, chi tiết của nhà văn Tô Hoài trở thành những tài liệu xác tín cho những ai muốn tìm hiểu về đời sống trẻ em, về giáo dục truyền thống của Việt Nam một thời.

Những chuyện như thầy đồ, chữ Hán, mực tàu, giấy bản, bút nghiên, những hình phạt trị học sinh hư, hay lớp học của trường Tây, lớp học của Hội Truyền bá chữ quốc ngữ… tưởng như hoàn toàn xa lạ với độc giả trẻ tuổi ngày nay... hiện lên sống động trong những trang văn của Tô Hoài.

Trong tập truyện Mực tàu giấy bản, truyện dài cùng tên kể về Cang - một cậu bé thôn quê nhút nhát, suốt ngày quanh quẩn "chơi nhễu" với đám ngan, gà, chó, vịt - một ngày chính thức đóng sách, sắm sửa bút nghiên sang thầy đồ "ăn mày lấy đôi ba chữ thánh hiền".

Tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ như gia đình cậu mong đợi. Bao chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra ở lớp học của thầy đồ Biền. Tô Hoài ghi lại thế giới ấy bằng những chi tiết đắt giá.

Chỉ trong vài chục trang truyện dài này, đời sống trẻ em trước năm 1945 ở những lớp học thầy đồ hiện lên sống động như trong một bộ phim tài liệu về phong tục tập quán.

Ngoài lớp học của thầy đồ, người đọc còn được ghé mắt quan sát các lớp học thời Tây trên phố, lớp học truyền bá chữ quốc ngữ tổ chức buổi tối tại đình làng.

Những chuyện "nhất quỷ nhì ma" của học trò xưa như từ đặt biệt hiệu, rủ nhau trốn học, ăn dỗ quà, đánh đáo ăn tiền… cũng được Tô Hoài kể hấp dẫn trong các truyện Ghẻ đặc biệt, Nói về cái đầu tôi

Còn những tâm tình "tiểu tư sản" của một thời Tô Hoài lại kể trong truyện Nguyệt kể chuyện, Lá thư rơi.

Nhớ Tô Hoài để nói - nghĩ theo cách khácNhớ Tô Hoài để nói - nghĩ theo cách khác

TTO - Khi đề dẫn buổi tọa đàm "Tô Hoài - Nhà văn của mọi lứa tuổi", do NXB Kim Đồng tổ chức sáng 25-9 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đã cho rằng trẻ thơ - người lớn, tất cả đều có thể soi mình trong Tô Hoài.

0 nhận xét:

Post a Comment