Từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh Điện Biên đã vinh dự được đón nhận 2 chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Tết Té nước (Bun Huột Nặm) của đồng bào dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên và Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống của người Mông ngành Mông hoa, tại xã Sa Lông, huyện Mường Chà. Đây là những tín hiệu vui cho thấy công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể đang được cấp ủy, chính quyền và cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên thực hiện một cách đồng bộ, quyết tâm dù còn nhiều khó khăn.
Một khó khăn lớn nổi lên hiện nay các nghệ nhân đã cao tuổi, điều kiện sức khỏe không đảm bảo. |
Những ngày này, cộng đồng dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hân hoan, vui mừng khi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao chứng nhận, công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Đây là điều mà cấp ủy, chính quyền địa phương và đồng bào dân tộc nơi đây chờ đợi trong nhiều năm qua.
Vậy là, những nỗ lực, cố gắng của bà con trong việc bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình trước những hội nhập của văn hóa hiện đại đã được đền đáp. Có lẽ cũng bởi vậy mà Tết té nước (Bun Huột Nặm) năm nay được người dân trong bản tổ chức trang trọng hơn, đông vui hơn, mọi người té nước cho nhau nhiều hơn, với mong muốn tiếp tục cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi người đều khỏe mạnh. Sâu xa hơn là để giáo dục cho con cháu, các thế hệ trẻ người dân tộc Lào luôn có ý thức, trách nhiệm với lịch sử, với văn hóa của dân tộc mình.
Tỉnh Điện Biên sẽ tập trung khôi phục, duy trì các di sản văn hóa phi vật thể, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển các di sản văn hóa phi vật thể đang có. |
Bà Lường Sao May, chủ tế chính của phần lễ Tết té nước (Bun Huột Nặm) bản Na Sang 1 cho biết: "Hôm nay dân bản Na Sang rất tự hào vì được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cả bản rất phấn khởi, hào hứng ra ngoài sân hết, xong rồi chơi hết mình, văn nghệ hết mình. Cả đời hôm nay là sung sướng nhất, không những mà hôm nay thôi, chúng tôi sẽ quyết tâm cùng nhau cố gắng phát huy hơn nữa văn hóa truyền thống của dân tộc, truyền đạt lại cho con cháu thế hệ trẻ mai sau.
Việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc giờ đây không còn là tâm nguyện của riêng các bậc cao niên, cùng các nghệ nhân, mà được xác định là trách nhiệm chung của cả cộng đồng.
Việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc giờ đây không còn là tâm nguyện của riêng các bậc cao niên, cùng các nghệ nhân, mà được xác định là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. |
Bà Phạm Minh Châu, Trưởng phòng Văn hóa huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nói: "Sau khi được công nhận rồi thì việc duy trì và bảo tồn tránh những sự giao thoa không phải là văn hóa chính thống của dân tộc địa phương là một trong những yếu tố mà chúng tôi tiếp tục phải quan tâm và cũng phải định hướng cho nhân dân trong thời gian tới để tiếp tục duy trì và thực hiện tốt những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước".
Ðến nay, tỉnh Điện Biên đã kiểm kê được 18 dân tộc có di sản tiêu biểu cần được bảo tồn sớm và tiếp tục đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, như: Lễ cúng tổ tiên, Tết hoa (Mền loóng phạt ái) của dân tộc Cống; lễ cúng bản, mừng cơm mới của các dân tộc Hà Nhì, Xinh Mun, Si La; Pang Phoóng - lễ cúng dòng họ của dân tộc Kháng... Tỉnh cũng đã hoàn thành việc phối hợp với Viện Âm nhạc triển khai xây dựng, lập hồ sơ Nghệ thuật xòe Thái tỉnh Ðiện Biên trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cộng đồng dân tộc Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên hân hoan, vui mừng khi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trao chứng nhận, công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. |
Để giải quyết các khó khăn trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1430 phê duyệt Ðề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Ðiện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Mục tiêu của đề án là đến năm 2020, 100% các dân tộc được kiểm kê, đánh giá; 50% các dân tộc có các giá trị di sản văn hóa, tiêu biểu, đại diện được bảo tồn, phát huy. Cũng theo đề án này, tỉnh Điện Biên sẽ tập trung khôi phục, duy trì các di sản văn hóa phi vật thể, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển, tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa dân tộc trên địa bàn, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tổng kinh phí thực hiện đến năm 2025 ước khoảng 119 tỷ đồng.
Ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: "Hiện nay nhiều đồng bào dân tộc không còn giữ được bản sắc văn hóa. Trong khi đó, nghiên cứu về một di sản văn hóa đòi hỏi rất nhiều thời gian và tìm kiếm nhiều tư liệu để hình thành được cái gốc cũng như quá trình phát triển qua từng thời kỳ của từng dân tộc một. Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu, cố gắng đến năm 2020 phải điều tra cơ bản và hình thành được toàn bộ bộ lịch sử về nguồn gốc của 19 dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên".
So với những tiềm năng đang sở hữu, thì số di sản mà Ðiện Biên được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia còn khá khiêm tốn. Song, đây thực sự đã là những tín hiệu bước đầu, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc, xây dựng diện mạo phong phú về đời sống văn hóa của một tỉnh đặc thù miền núi Tây Bắc./.
0 nhận xét:
Post a Comment