TINH YÊU GIỚI TÍNH

Wednesday, November 20, 2024

Xúc động với giọng hát hay không ngờ của các tăng ni sinh hát về nghề giáo

Xúc động với giọng hát hay không ngờ của các tăng ni sinh hát về nghề giáo - Ảnh 1.

Tăng sinh Đồng Khải hát Trên đỉnh Phù Vân bằng giọng cao vút đầy nội lực - Ảnh: T.ĐIỂU

Lễ tri ân các bậc thầy nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam của các tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tối 20-11 đã chứng kiến những tiết mục văn nghệ xuất sắc của các tăng, ni sinh của ngôi trường này.

Không ai ngờ những người cạo tóc, khoác trên mình tấm áo nhà tu ngày ngày tụng kinh gõ mõ, nghe pháp, học hành tu đạo lại sở hữu giọng hát hay đến vậy, người thì êm dịu, người thì vút cao.

Những bài hát về nghề thầy cao quý như Nghề giáo tôi yêu, Người thầy, hay bài hát mang bóng dáng đạo Phật như Trên đỉnh Phù Vân được các tăng, ni sinh hát lên bằng tất cả lòng biết ơn với những bậc thầy tôn kính của mình trong Ngày Nhà giáo Việt Nam càng khiến người nghe xúc động.

Ba ni sinh Bảo Hân, Đức Sa, Tâm Huyền hát Người thầy - Video: T.ĐIỂU

"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay/ Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất/ Có một nghề không trồng cây vào đất/ Mà cho đời những đóa hoa thơm…".

Những lời ca tiếng hát ấy là món quà mà các tăng, ni sinh thay lời tri ân đối với bậc thầy không quản ngại ngày đêm dìu dắt các tăng, ni sinh, để "giới thân ngày một trang nghiêm, tuệ mạng ngày thêm tỏa sáng".

Hòa thượng Thích Thanh Quyết - viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - cho biết từ xưa đến nay, tri ân báo ân là truyền thống quý báu của người con Phật. Và tinh thần đó thật phù hợp với truyền thống tôn sư trọng đạo bao đời nay của dân tộc Việt Nam.

Xúc động với giọng hát hay không ngờ của các tăng ni sinh hát về nghề giáo - Ảnh 2.

Các tăng sinh diễn vở kịch ngắn Những bậc thiền sư thông tuệ - Ảnh: T.ĐIỂU

Các nhà tu hành không chỉ gây bất ngờ về giọng hát ngọt ngào, tình cảm mà còn khiến người tham dự lễ tri ân phải trầm trồ về tài diễn kịch không thua kém gì "người đời" qua vở kịch ngắn Những bậc thiền sư thông tuệ.

Họ cũng diễn xuất mềm mại, ăn vai, đài từ đẹp không thua kém diễn viên kịch chuyên nghiệp.

Tài năng của các tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội còn thể hiện trên các lĩnh vực khác như thể thao qua hội thao bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tài thuyết trình qua cuộc thi thuyết trình "Tứ trọng ân - Tri ân nhà giáo Việt Nam", tài vẽ và viết qua cuộc thi làm báo tường.

Xúc động với giọng hát hay không ngờ của các tăng ni sinh hát về nghề giáo - Ảnh 3.

Các tăng, ni sinh dâng hoa và đọc lời cảm niệm tri ân với các bậc thầy nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Nghe tăng sinh Thích Đạt Ma Huy Thể Bảo thuyết trình về "Tứ trọng ân - Tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11", người nghe càng thấu hiểu hơn về "Tứ trọng ân" của đạo Phật, trong đó có ân với các bậc thầy, mà Đức Phật chính là một bậc thầy vĩ đại.

Đây chính là bài thuyết trình đoạt giải nhất Hội thi thuyết trình, thuyết giảng đề tài Tứ trọng ân - Tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức.

Tại buổi lễ, nhà trường cũng đã trao giải hội thao, thuyết trình, làm báo tường cho những đội thi xuất sắc.

Bún ốc riêu cua Thanh Hải đúng chất, đậm vị Bắc nhất?

Bún ốc riêu cua Thanh Hải đúng chất, đậm vị Bắc bộ nhất? - Ảnh 1.

Bún ốc riêu của Thanh Hải bị cho là cần tiết chế bột ngọt - Ảnh: NVCC

Đó là một số ý kiến bạn đọc gửi cho Tuổi Trẻ Online trong bài viết Tìm vị bún ốc riêu cua gốc Bắc, núp hẻm hơn 40 năm tại Sài Gòn

Một số người cảm thấy không "hợp gu", vài người khác lại tấm tắc khen.

Bún ốc riêu cua Thanh Hải chín người, mười ý

Trong số 13 bình luận đã có 8 độc giả bày tỏ sự thất vọng. Hầu hết ý kiến đều cho rằng chất lượng phục vụ của bún ốc riêu cua Thanh Hải chưa tốt.

Bún ốc riêu cua Thanh Hải đúng chất, đậm vị Bắc bộ nhất? - Ảnh 2.

Ốc bị cho là kém tươi - Ảnh: NVCC

Bạn đọc Long Trung chia sẻ:

"Tôi ăn ở quán này vài lần mà lần nào nước dùng cũng chỉ ấm ấm chứ không nóng, bỏ rau vào nguội luôn ăn ngon lành gì nữa".

Đồng thời người ăn còn cho biết đã góp ý mà quán không cải thiện được.

Ý kiến nhanh chóng giành "hạng nhất" bình luận được nhiều người ủng hộ.

Người ăn Zizou hài hước trả lời: "Tôi thì lại thấy nóng phỏng lưỡi, húp miếng nào nó đã miếng đó".

Độc giả thie****@gmail.com nói: "Vị và hương của bún riêu cua, ốc, ăn vào thì mới rõ. Nhưng nhìn hình ảnh thì chưa tới bún riêu cua".

Người ăn này còn khẳng định phần riêu cua "lổn nhổn" khiến tô bún bị nồng, ăn mất ngon.

Bên cạnh những góp ý về ốc, riêu cua không tươi, nhiều khách còn đồng ý rằng quán đang sử dụng nhiều gia vị, cần tiết chế bột ngọt.

Thế nhưng rõ ràng một tô bún khó chiều lòng tất cả người ăn. Ngược lại ý kiến trên, ở phần đánh giá của Google Maps, một số người ăn cho biết bún ốc riêu cua của quán bị nhạt, cần nêm đậm hơn.

Nhìn chung, bún ốc riêu cua Thanh Hải không "hợp gu" nhiều người ăn. Quán được 4.0/5 sao với tổng 1.194 đánh giá của Google Maps.

Bún ốc riêu cua đúng chất, đậm vị Bắc nhất?

Tuy nhiên, không phải tự nhiên quán vẫn đông khách suốt 40 năm tại Sài Gòn. 

Một bạn đọc của Tuổi Trẻ Online viết: "Mấy chục năm trước, tôi đã nhiều lần ghé ăn bún riêu này ở một góc nhỏ trên đường Kỳ Đồng.

Lúc nào cũng đông khách, chị chủ niềm nở, lịch sự. Bún ốc riêu cua hương vị đậm đà không lẫn vào đâu. Sau này quán dời vào một con hẻm cũng nằm trên đường Kỳ Đồng, thi thoảng vẫn ghé ăn…".

Bún ốc riêu cua Thanh Hải đúng chất, đậm vị Bắc nhất? - Ảnh 3.

Nhiều người ăn khẳng định vị bún ốc đậm chất Bắc Bộ giữa lòng Sài Gòn thế này là ổn - Ảnh: NVCC

Bạn Huynh Huy Quang viết trên Google Maps: "Là một người thích ăn bún riêu và đi nhiều quán ở Sài Gòn, có lẽ đây là quán mà mình thấy đúng chất bún riêu nhất".

Trên Facebook, một bạn đọc của Tuổi Trẻ Online viết: "Thành thật là dư vị Bắc còn lại cũng khá nhiều. Không ngọt lừ mặn chát, không làm chua bằng axit chanh hoặc phèn chua".

Cảm nhận bún ốc "chuẩn vị Bắc" này cũng được nhiều người công nhận trên phần đánh giá của Google Maps.

Nhưng bàn về vấn đề chuẩn vị, độc giả Hangminh viết: "Những người đi tìm món ăn chuẩn vị này nọ ở địa phương khác là tự giới hạn khả năng khám phá ẩm thực của mình".

Tuesday, November 19, 2024

Bất ngờ ghé thăm bạn gái, tôi chết lặng khi nhìn thấy cuốn sổ đặt trên bàn

Tôi năm nay 26 tuổi, bạn gái vừa tròn 24 tuổi. Cả hai quen nhau trên mạng xã hội, sau đó mới tìm hiểu ngoài đời. Bạn gái tôi xinh đẹp, sôi nổi, hay cười. Ở bên cô ấy, lúc nào tôi cũng thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ.

Cả hai đều đang ở trọ, cùng thành phố nhưng cách nhau hơn 20km. Thỉnh thoảng, vào những ngày cuối tuần hay nghỉ lễ không về quê, cô ấy thường sẽ đến phòng trọ của tôi. Cả hai cùng đi chợ, nấu cơm, dạo chơi đâu đó.

Vì đều xuất thân tỉnh lẻ, từ những gia đình bình thường nên tình yêu của chúng tôi cũng giản đơn, không nhuốm màu vật chất. Tuy cả hai chưa bàn tính gì chuyện xa xôi, thâm tâm tôi tự vạch sẵn kế hoạch cho cả hai. Đợi vài năm nữa, khi tôi học xong cao học, công việc và thu nhập thực sự ổn, tôi sẽ ngỏ lời cầu hôn cô ấy.

Bất ngờ ghé thăm bạn gái, tôi chết lặng khi nhìn thấy cuốn sổ đặt trên bàn - 1

Tôi không thể hiểu tại sao bạn gái lại tự ý bỏ thai (Ảnh minh họa: TD).

Từ ngày yêu nhau, tôi mới chỉ vào phòng trọ bạn gái một lần. Mỗi lần hẹn hò, tôi sẽ chờ cô ấy đầu hẻm. Bạn gái rất ít khi cho tôi vào phòng, vì cô ấy ở chung phòng trọ với một người nữa, nghe kể là hơi khó tính nên không muốn bạn cùng phòng cảm thấy phiền hà.

Chủ nhật vừa rồi, tôi về nhà mang lên ít quà quê. Tiện trên đường qua chỗ bạn gái ở, tôi quyết định ghé vào mà không báo trước để cô ấy bất ngờ. Tới nơi, chỉ thấy chị cùng phòng ở nhà, nói rằng em vừa ra chợ.

Chị rót nước mời tôi, bảo cứ ngồi đợi tự nhiên, chị sang phòng bên cạnh có chút chuyện. Tôi nghĩ chị ấy ngại nên tìm cớ lánh mặt, chỉ cười và gật đầu.

Giờ tôi mới có thời gian nhìn ngắm căn phòng bạn gái ở. Đúng là phòng con gái sạch sẽ, gọn gàng, trang trí rất đẹp và ấm cúng. Tôi lật lật mấy cuốn sách chuyên ngành bạn gái để trên bàn, bất ngờ thấy lộ ra một cuốn sổ khám bệnh phía dưới có ghi tên bạn gái.

Tò mò cầm lên giở ra xem, một tờ giấy gấp đôi kẹp trong cuốn sổ rơi ra. Đó là một tờ phiếu siêu âm thai, trong đó có ghi rõ thai 5 tuần tuổi, bên trên là họ tên của bạn gái tôi, ngày khám cũng chỉ mới cách đây vài tuần. Tiếp tục giở sổ khám bệnh ra, tôi biết được bạn gái đã làm thủ thuật phá bỏ thai kèm theo toa thuốc của bác sĩ.

Tôi đọc đi đọc lại, như không tin vào mắt mình. Bạn gái tôi có thai và đã phá bỏ, sự việc cũng chỉ mới xảy ra cách đây vài tuần. Nếu đứa bé là con tôi, lý do gì cô ấy lại giấu giếm phá bỏ mà không cho tôi được biết? Còn nếu đứa bé không phải là con tôi, lẽ nào cô ấy đang "bắt cá hai tay"?

Trong lúc tôi đang hoang mang, bần thần với những gì vừa thấy với ngổn ngang câu hỏi trong đầu thì bạn gái tôi về. Cô ấy bất ngờ cười vui định ôm lấy tôi nhưng rồi nét mặt tái đi, vội giật cuốn sổ đang trên tay tôi.

Tôi nói: "Anh cần một lời giải thích. Có phải em lừa dối anh, qua lại với người khác hay không?". Cô ấy lắc đầu nói không phải và thú nhận cái thai là của tôi. Cô ấy nói, chúng tôi đều còn trẻ, còn nhiều mục tiêu phấn đấu. Với tình hình như hiện tại, cô ấy chưa muốn kết hôn.

Cô ấy lấy lý do tôi học chưa xong, thu nhập hiện tại chỉ đủ trang trải cuộc sống, lại còn phụ bố mẹ ở quê. Chúng tôi chưa có kế hoạch gì cho tương lai, việc có thai chỉ là "sự cố" bất ngờ. Nếu sinh con ra, làm sao có thể cho con cuộc sống đủ đầy. Vì nghĩ vậy, cô ấy quyết định từ bỏ cái thai.

Cô ấy càng nói, càng khiến tôi tức giận. Chúng tôi đều đã trưởng thành, đi làm, đều có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Sao cô ấy chỉ vì sợ chưa đủ đầy mà chối bỏ con?

Cô ấy còn không thèm nói cho tôi biết, tự ý quyết định một chuyện lớn như vậy. Tôi cảm thấy nghẹn đắng nơi cổ họng, chỉ còn cách ra về trước khi không kìm nổi những lời cay đắng.

Mấy hôm nay, tôi suy nghĩ rất nhiều. Sao bạn gái tôi có thể làm một việc tàn nhẫn với thái độ thản nhiên như thế? Một cô gái nhân hậu sẽ không bao giờ từ bỏ quyền làm mẹ một cách dễ dàng, dù vì bất cứ lý do gì đi nữa.

Tôi yêu cô ấy thật lòng, không phải túyp người yêu chơi bời, không dám chịu trách nhiệm. Hay cô ấy chỉ yêu tôi cho vui, không có ý định lấy tôi, không muốn gắn bó lâu dài?

Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: dantri@dantri.com.vn. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.

Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng, Quyền Linh lên tiếng

MC Quyền Linh nói gì về công ty anh góp vốn nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng - Ảnh 1.

MC Quyền Linh được khán giả yêu mến bởi lối dẫn gần gũi, thân thiện - Ảnh: FBNV

Mới đây, Bảo hiểm Xã hội TP.HCM công bố danh sách dài với hơn 15.700 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội từ ba tháng trở lên. Đáng chú ý trong danh sách này có Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh.

Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng bảo hiểm xã hội

Theo thông tin từ Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, công ty này chậm đóng bảo hiểm xã hội 5 tháng với hơn 2,1 tỉ đồng. Sáng 20-11, Tuổi Trẻ Online liên hệ với MC Quyền Linh, anh cho biết đã nắm vụ việc qua báo chí.

Anh chia sẻ: "Tôi chỉ là một trong những cổ đông góp vốn, không tham gia điều hành công ty. Tôi chỉ tham gia về mặt xây dựng hình ảnh thương hiệu, làm công tác truyền thông cho công ty.

Mấy hôm nay bận quay phim, tôi đã hẹn ban lãnh đạo công ty gặp mặt vào chiều tối nay (ngày 20-11) để tìm hiểu tình hình vụ việc.

Tôi nghĩ công ty sẽ tranh thủ đóng sớm. Công ty hoạt động hơn 5 năm rồi, trước đó đâu có nợ đồng nào đâu. Có thể do tình hình kinh tế khó khăn chung nên chậm đóng".

MC Quyền Linh nói gì về công ty anh góp vốn nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng - Ảnh 2.

MC Quyền Linh cho biết sẽ làm việc với lãnh đạo công ty để sớm giải quyết vụ việc - Ảnh: FBNV

Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh hoạt động từ năm 2018 với vốn điều lệ ban đầu khoảng 9,79 tỉ đồng.

Mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm bảo vệ sinh hoạt… là những sản phẩm của Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh đăng ký kinh doanh.

Người đại diện pháp luật theo thông tin đăng ký là bà Nguyễn Thị Vân Anh.

MC Quyền Linh nói gì về công ty anh góp vốn nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng - Ảnh 2.Khi Quyền Linh có thể làm cả ngàn show thiện nguyện

Câu chuyện về cô bé 11 tuổi Nguyễn Thị Huyền Trân sống một mình trong căn nhà hiu quạnh tại Sóc Trăng - tập 1 chương trình Hành trình ước mơ (phát sóng trên HTV9 và YouTube) - khiến người xem không khỏi xót xa.

Tôi ấm ức vì phản ứng kỳ lạ của nhà chồng ngay sau lễ cưới

Tôi và bạn trai yêu nhau 3 năm, từng giận dỗi chia tay vài lần. Nhưng vì còn lắm duyên nhiều nợ nên "gương vỡ lại lành", cuối cùng cả hai quyết định làm đám cưới.

Bạn trai hơn tôi 3 tuổi, đẹp trai, công việc ổn, tính tình thẳng thắn, khô cộc. Anh không hay nói những lời ngọt ngào nhưng biết cách quan tâm tôi.

Hồi biết tôi yêu anh, gia đình tôi không mấy hài lòng bởi hoàn cảnh gia đình hai bên không được "môn đăng hộ đối". Nhà tôi bố mẹ đều kinh doanh, kinh tế khá giả. Còn nhà anh, bố mẹ đều là công nhân sắp về hưu, sống trong ngôi nhà cấp 4 bình thường, hơi chật chội.

Bố mẹ luôn nghĩ tôi thừa sức lấy được một người chồng có điều kiện tốt hơn nên khi thấy tôi yêu anh thì có chút thất vọng, phản đối.

Tôi ấm ức vì phản ứng kỳ lạ của nhà chồng ngay sau lễ cưới - 1

Nhà chồng cho rằng, gia đình tôi cố tình trao nhiều quà cưới để làm họ bẽ mặt (Ảnh minh họa: iStock).

Bạn trai tôi là người thông minh, nhạy cảm. Mỗi lần đến nhà, nhìn thái độ và nghe những lời bố mẹ tôi nói, dù không rõ ràng, anh vẫn hiểu bố mẹ tôi chê anh nghèo. Anh luôn nói với tôi, có thể xuất phát điểm của anh không tốt nhưng anh sẽ cố gắng để bố mẹ tôi thấy con gái mình không chọn nhầm người.

Có lẽ chuyện này, anh cũng từng tâm sự với mẹ anh. Vậy nên hôm gặp mặt người lớn để bàn chuyện đám cưới, mẹ anh có nói trước mặt bố mẹ tôi rằng: "Có thể con trai tôi không đạt tiêu chuẩn giàu có như anh chị mong đợi nhưng tôi tự tin nói rằng, con trai tôi là chàng trai thông minh, tốt bụng và được nuôi dạy tốt".

Về phần đám cưới, anh nói bà con, họ hàng nhà anh chủ yếu ở quê, chỉ có một số ít lên tham dự. Bạn bè, đồng nghiệp của bố mẹ anh cũng không nhiều nên đám cưới chỉ mời gói gọn, tình cảm.

Anh cũng rào đón trước với tôi, gia đình anh không có điều kiện nên quà cưới bố mẹ cho hai đứa không có nhiều. Nếu nhà tôi cho hồi môn con gái, có thể cho trước vào hôm nhà anh đến nhà làm lễ ăn hỏi. Còn ngày hôn lễ, bố mẹ cho quà tượng trưng là được rồi. Tôi thật sự không hề để tâm đến lời dặn này.

Hôm tổ chức lễ cưới, đến phần trao quà, phía bên nhà trai có bố mẹ anh lên trao cho hai vợ chồng hai chiếc nhẫn vàng, vợ chồng chị gái anh cũng trao một chỉ vàng. Bố mẹ tôi cho hai vợ chồng một mảnh đất có sổ đỏ mang sẵn tên tôi, một cây vàng. Anh em, chú bác họ hàng nhà tôi cũng giàu có nên ai cũng đều cho cháu một chỉ vàng, tính tổng cộng hơn 2 cây vàng.

Kết thúc lễ cưới, khi về tới nhà, tôi thấy cả gia đình chồng đều tỏ thái độ không vui. Mẹ chồng nói dằn dỗi với tôi: "Biết là nhà con giàu có nhưng con gái lấy chồng, cho con cái gì có cần phải khoe lên cho mọi người biết hết thế không? Có phải bên nhà thông gia muốn chứng tỏ nhà mình giàu có hơn hay không?".

Chồng tôi cũng bất bình bảo: "Chuyện này anh đã dặn em trước rồi mà. Hay bố mẹ em sợ mọi người không biết nhà em giàu hơn? Bố mẹ làm vậy khiến bố mẹ anh cảm thấy rất "mất mặt" vì bị lép vế hơn nhà gái. Quan khách họ bàn tán rằng, anh lấy được vợ nhà giàu, "chuột sa chĩnh gạo", em có biết không?

Phản ứng của mọi người nhà chồng khiến tôi vừa bất ngờ, vừa bất mãn. Hôm nay là ngày cưới của chúng tôi, sao lại căng thẳng vì một chuyện không đáng như vậy? Bố mẹ anh không cho quà nhiều, gia đình tôi không coi trọng chuyện đó. Sao bên nhà chồng lại bực bội chỉ vì nhà gái cho con nhiều hơn?

Bố mẹ, họ hàng trao quà cho tôi cũng là cho anh chứ đâu phải cho gì riêng tôi? Tôi không xấu hổ khi lấy chồng nghèo thì thôi, sao chồng tôi lại thấy xấu hổ khi người ta nói anh lấy được vợ giàu?

Tôi không ngờ, giây phút đầu tiên đặt chân về nhà chồng lại phải đối diện với một tình huống oái oăm khiến bản thân cảm thấy ấm ức như vậy. Chẳng lẽ, con gái lấy chồng, bố mẹ, cô dì chú bác muốn trao cho con món quà trong ngày cưới cũng không được sao?

Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: dantri@dantri.com.vn. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.

Monday, November 18, 2024

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư

Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập Dogma của nhà sưu tập Dominic Scriven được đưa ra công chúng vào lúc dư chấn của cơn bão Yagi vẫn đang sâu đậm trên Việt Nam và thế giới.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 1.

Bộ bưu thiếp kỷ niệm 1 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, có đóng dấu đã sử dụng đặc biệt và dấu hủy “HUE/2.9.1946”. Ảnh: Dogma Collection

Ông vẫn quyết định tổ chức "Chế tác một thông điệp" tại không gian nghệ thuật của ông ở phường Thảo Điền (TP.HCM), là bởi "thông điệp của triển lãm này chính là thể hiện sự quyết tâm, kiên cường của dân tộc Việt Nam".

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 2.

Đó là những hiện vật trích từ bộ sưu tập mà Dominic Scriven đã bắt tay gầy dựng từ đầu những năm 1990 - cũng là thời gian ông đến Việt Nam, kinh doanh, rồi nói tiếng Việt thành thạo như người bản xứ.

Nhưng đây là lần đầu tiên, Dominic giới thiệu một phần của bộ sưu tập tem thư mà ông đã dành 10 năm qua để thực hiện quá trình tài liệu hóa tại Thụy Sĩ.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 3.

Tổng thể, bộ sưu tập Dogma bao gồm 52 cuốn catalogue về tem bưu chính, được biên soạn theo các cột mốc lịch sử trong giai đoạn từ 1945 - 1976.

Mỗi cuốn chứa khoảng 70 trang với xấp xỉ 150 mẫu tem. Trong lần giới thiệu này, 6 trong số 12 cuốn tem đã mang về Việt Nam được giới thiệu.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 4.

Bộ sưu tập có thiết kế tem gốc đầu tiên do Mặt trận Việt Minh ban hành là chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế.

Bộ sưu tập có thiết kế tem gốc đầu tiên do Mặt trận Việt Minh ban hành là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sĩ Nguyễn Sáng thiết kế.

Các con tem được in bằng kỹ thuật in typo từ các khối gỗ, được in tại Bộ Tài chính, đặt tại Chính phủ lâm thời khu vực Bắc Bộ.

Sau đó, tem dần được in bằng phương pháp in thạch bản (in đá), một phương pháp in mà trong đó các thiết kế được vẽ lên một viên đá phẳng hoặc một miếng kim loại có bề mặt nhẵn.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 5.

Tuy vậy, các tem do Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa phát hành khi đó vẫn chưa được công nhận là có giá trị trong hệ thống bưu chính quốc tế.

Các tem này chỉ có giá trị ở miền Bắc và một số vùng miền Nam chưa bị Pháp chiếm đóng.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 6.

Một bưu thiếp có hình ảnh Lênin đi kèm với tem thư trị giá 5 xu, được đóng dấu đã sử dụng vào đúng ngày tem được phát hành, kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin (1960). Ảnh: Dogma Collection

Đây có thể coi là những con tem chuyên chở tuyên bố chủ quyền độc lập của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, vì chỉ các quốc gia có chủ quyền mới có quyền phát hành tem bưu chính.

Mặc dù sản xuất tem chủ yếu vẫn diễn ra chính trong nước Việt Nam, bộ sưu tập cũng có những bộ tem được in ở nơi khác.

Ví dụ như bộ tem được phát hành vào ngày 15-12-1968 để khẳng định tình hữu nghị Cuba - Việt Nam được in tại Nhà in Nhà nước Litho ở Havana, Cuba.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 7.

Dominic không muốn dùng từ "sở hữu" khi nói về mối quan hệ của mình với các tác phẩm trong bộ sưu tập Dogma mà ông đã sưu tập từ 30 năm nay.

Ông thích dùng từ "engage" hơn, như ông giải thích, là quan tâm, tìm hiểu và yêu thích. Nhìn lại hành trình, ông nói mình không "quá chiến lược" dưới góc độ nhà sưu tập, chủ yếu là do sự tình cờ và do sở thích.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 8.

Bộ hoàn chỉnh 4 tem đã được đục lỗ, kỷ niệm tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa ba nước Việt - Trung - Xô (18-10-1954). Ảnh: Dogma Collection

Ông bắt đầu sưu tập tranh cổ động khi là sinh viên ở Hà Nội. Những hình ảnh quá quen thuộc với người Việt Nam là điều thú vị trong mắt ông.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 9.

Tác phẩm đầu tiên ông mua là bức tranh có cô gái đang thả chim bồ câu bay lên, có ghi dòng chữ Thế giới phải hòa bình.

Sau tranh cổ động, ông sưu tập tem và mua những bộ tem tại các cuộc đấu giá châu Âu. "Tôi không gọi bộ sưu tập là collection, mà gọi là kho lưu trữ (archive).

Hiện tôi lưu trữ chủ yếu ở Singapore, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ…, mà chưa thể mang về vì không biết để đâu ở Việt Nam, chưa biết có nơi nào để lưu trữ", ông cho biết.

Dominic luôn muốn kho lưu trữ của mình có sức sống.

Dogma Gallery mới chỉ chính thức hoạt động tháng 3-2023, là một không gian phi lợi nhuận, phi thương mại, với hai không gian trò chuyện, kho chứa tác phẩm và không gian trưng bày tác phẩm được sắp xếp như những ô nhỏ.

Ông hy vọng sẽ giới thiệu được các sáng tác nghệ thuật của Việt Nam được thực hiện trong những thập kỷ đầy biến động từ năm 1945 - 1985.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 10.

Dáng người cao lớn, âm vực giọng nói mạnh mẽ, mái tóc dài buộc túm đằng sau, Dominic sẽ ngay lập tức gây sự chú ý của những người mới lần đầu gặp.

Họ sẽ nhớ ông là ông Tây nói tiếng Việt giỏi đôi khi còn giỏi hơn người Việt (vì không phải người Việt Nam nào cũng có thể trình bày về các vấn đề kinh tế, tài chính, kinh doanh trôi chảy bằng tiếng Việt).

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 11.

Bộ hoàn chỉnh 4 tem về dân tộc Mèo (1960 - bên trái) và Bản phác thảo phóng to của một thiết kế không được sử dụng, kỷ niệm Tết trồng cây (1962 - bên phải).

Nhà ngoại giao kỳ cựu Tôn Nữ Thị Ninh gọi Dominic Scriven là "ông Tây nước mắm", Dominic (tên thường gọi là Dom) rất lấy làm thích thú.

Dominic sống và làm việc trong không gian trưng bày một phần bộ sưu tập của mình.

Năm nay, Dragon Capital kỷ niệm 30 năm thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Văn phòng có những đặc trưng không trộn lẫn của người sáng lập.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 12.

Đó là những thông điệp mà các tác phẩm được trưng bày trong không gian này gợi nhớ đến.

Bức vẽ cổ động "Phải hòa bình" treo ngay ở cửa ra vào: trên nền đen nổi bật hai cánh tay với hai bàn tay hướng lên bầu trời, mặt trăng tròn vành vạnh, con chim bồ câu đang bay mải miết, khẩu súng dựng thẳng đứng.

Việt Nam đã trải qua những giai đoạn lịch sử khốc liệt để có những những năm tháng hòa bình như hiện nay.

Bên trong một phòng họp là bức hình phóng to từ một con tem kỷ niệm 25 năm Nam Bộ kháng chiến (1965), với những người lính cả nam và nữ cầm súng đang lao mình về phía trước, sau lưng là chợ Bến Thành.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 13.

Hỏi ông rằng, tác phẩm quan trọng nhất trong bộ sưu tập dưới góc nhìn của ông là gì, ông trả lời: "Không thể tìm được. Vì giống như hỏi cha mẹ rằng trong số những đứa con của họ, họ yêu ai nhất?".

Triển lãm này (từ 15-9.2024 đến 10-1-2025 tại 27A Nguyễn Cừ, phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức) cũng giới thiệu những họa sĩ vẽ tranh tuyên truyền nổi tiếng: Minh Phương, Sỹ Thiết và Dương Ánh. Minh Phương và Dương Ánh tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương.

Minh Phương sau đó gia nhập xưởng Tranh cổ động trung ương, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng cục Thông tin.

Những bức tranh cổ động khi ấy được tạo ra bằng bất kỳ vật liệu nào có sẵn, chủ yếu là vẽ tay thay vì in hàng loạt, chất liệu phổ biến nhất là bột màu.

Triển lãm trưng bày những những bức tranh cỡ lớn cho thấy các họa sĩ đôi khi phải tận dụng những tờ giấy đã sử dụng một mặt cho các lớp học vẽ tĩnh vật, để vẽ tranh cổ động trên mặt giấy còn lại.

Tranh tuyên truyền sau đó nhanh chóng trở thành phong trào và "sân chơi" độc đáo thể hiện sự sáng tạo dưới sự chỉ đạo của Đảng.

Lịch sử mỹ thuật của những chiếc tem thư - Ảnh 14.

KHỔNG LOAN

VÕ TÂN

Xúc động Cùng nhau giữ nước giữa Hoàng thành Thăng Long

Cùng nhau giữ nước - Ảnh 1.

Chương trình đặc biệt hoành tráng biểu dương sức mạnh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta - Ảnh: BTC

Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức, giao Trung tâm PT-TH Quân đội thực hiện, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang - phó bí thư Quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng… tới dự.

Chủ đề được lấy cảm hứng từ lời căn dặn "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" của Bác Hồ với các chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong tại sân Đền Giếng (thuộc Đền Hùng, Phú Thọ) năm xưa, trở thành cái tên rất ý nghĩa cho lịch sử vẻ vang của dân tộc ta nói chung và lịch sử 80 năm của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.

70 năm sau lời căn dặn của Bác Hồ, "cùng nhau giữ nước" như một lời hịch của non sông, in đậm trong tâm trí của mọi thế hệ người dân Việt Nam.

Cùng nhau giữ nước - Ảnh 2.

Chương trình quy tụ gần 500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia - Ảnh: BTC

Chương trình nghệ thuật chính luận với khoảng 500 nghệ sĩ tham gia trên một sân khấu ngoài trời rộng lớn tại sân vận động Cột Cờ, đã tạo dựng một khung cảnh rất hoành tráng, xúc động, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và sức mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.

Chương trình cũng là lời nhắc nhớ và tri ân của thế hệ hôm nay với sự hy sinh anh dũng, quật cường của bao thế hệ ông cha, để cho đất nước ta nở hoa "độc lập", kết trái "tự do".

Tiết mục Hào khí Việt Nam trong chương trình Cùng nhau giữ nước

Những bài ca cách mạng được các nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Quốc Hưng, NSND Hồng Hạnh, NSND Phạm Phương Thảo, NSƯT Hoàng Tùng, ca sĩ Đông Hùng… biểu diễn cùng tập thể nghệ sĩ, diễn viên hùng hậu Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội và dàn quân nhạc Đoàn nghi lễ Quân đội.

Đặc biệt, công nghệ trình chiếu 3D mapping tái hiện 6 thời khắc hào hùng trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam tại không gian linh thiêng của Hoàng thành Thăng Long đã tạo nên khúc mở đầu đầy hào hùng cho chương trình.

Đó là các hoạt cảnh: Cội nguồn dân tộc Việt Nam - Con Lạc cháu Hồng; Hùng Vương dựng nước; Hai Bà Trưng khởi nghĩa: Lý Công Uẩn dời đô; Trần Hưng Đạo - Hịch tướng sĩ; Lê Lợi - Sự tích trả kiếm Hồ Gươm.

Trên nền ấy, chương trình nghệ thuật dàn dựng công phu, khắc họa những cột mốc trọng đại trong thời đại Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước đến những mốc son chói lọi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ...

Trích đoạn tiết mục Tiến bước dưới quân kỳ

Các ca khúc Hào khí Việt Nam (Đông Hùng diễn cùng dàn hợp xướng), Đất nước (NSND Hồng Hạnh biểu diễn cùng dàn hợp xướng và tốp múa), Dấu chân phía trước (NSND Quốc Hưng diễn cùng dàn hợp xướng),

Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc (NSƯT Hoàng Tùng, NSƯT Vũ Thắng Lợi và Viết Danh biểu diễn cùng vũ đoàn), Tiến bước dưới quân kỳ (tập thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội và dàn quân nhạc Đoàn nghi lễ Quân đội biểu diễn)… đã làm nên một chương trình nghệ thuật đặc biệt.

Cùng nhau giữ nước - Ảnh 3.

Những tiết mục hoành tráng biểu dương văn hóa và lịch sử của dân tộc - Ảnh: BTC

Ứng dụng công nghệ trình chiếu 3D Mapping với độ phân giải 4K Ultra HD và hệ thống âm thanh surround SoundScape, lần đầu tiên xuất hiện trong một chương trình nghệ thuật ngoài trời ở miền Bắc, tạo nên trải nghiệm đồng bộ hoàn hảo, sống động và chân thực.

Sân khấu rộng lớn, thiết kế công phu với chiều cao lên tới 18m, cùng hệ thống ánh sáng và màn chiếu panorama, biến tiết mục thành một không gian trình diễn mãn nhãn.

Cùng nhau giữ nước - Ảnh 4.

Sân khấu lớn ngoài trời tạo điều kiện cho biểu diễn 'thực cảnh' làm tăng độ hoành tráng của chương trình - Ảnh: BTC

Sunday, November 17, 2024

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 1.

Tuổi Trẻ chọn 20 logo vào chung khảo cuộc thi thiết kế logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ

Sau hơn 2 tháng phát động, từ ngày 1-9 đến 10-11, Tuổi Trẻ nhận được gần 500 thiết kế logo, ý tưởng slogan từ bạn đọc gửi đến cuộc thi.

Hội đồng sơ khảo gồm các họa sĩ của báo Tuổi Trẻ: họa sĩ Như Khanh, họa sĩ Tuấn Anh, họa sĩ Tấn Đạt và họa sĩ Đức Tuấn đã xem xét và chọn ra 20 logo, 10 slogan vào chung khảo để bạn đọc bình chọn.

Thời gian bạn đọc bình chọn trong 10 ngày, từ 13h ngày 18-11 đến 13h ngày 28-11.

 Cuộc thi logo và slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ

Hội đồng chung khảo sẽ làm việc để chọn ra những logo và slogan ấn tượng nhất để trao giải.

Hội đồng chung khảo gồm: Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Lê Xuân Trung; họa sĩ Trần Như Khanh - tổ trưởng tổ họa sĩ báo Tuổi Trẻ; ông Hồ Tấn Dương - chủ tịch Hiệp hội Thiết kế TP.HCM (VDAS);

Bà Đặng Thiên Thư - chuyên gia ngành Mỹ thuật công nghiệp, đồ họa, giám đốc Công ty TNHH Lịch xuân Phương Nam và tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hà - trưởng khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Trường đại học Kiến trúc TP.HCM.

Giải thưởng:

Giải cho logo: 1 giải nhất logo kỷ niệm 50 năm báo Tuổi Trẻ trị giá 15 triệu đồng.

3 giải khuyến khích mỗi giải 5 triệu đồng.

1 giải bạn đọc bình chọn trị giá 5 triệu đồng.

Giải cho slogan: 1 giải nhất slogan báo Tuổi Trẻ trị giá 15 triệu đồng.

3 giải khuyến khích mỗi giải 5 triệu đồng.

1 giải bạn đọc bình chọn trị giá 5 triệu đồng.

20 logo và 10 slogan được chọn vào chung khảo sẽ nhận được nhuận bút cùng quà tặng của Báo Tuổi Trẻ. 

Trong quá trình diễn ra cuộc thi, nếu phát sinh vướng mắc, ban tổ chức có thể điều chỉnh, bổ sung thông tin thể lệ cho phù hợp. 

Quyết định của ban tổ chức cuộc thi là quyết định cuối cùng.

Bạn đọc gửi logo và slogan dự thi chịu trách nhiệm nếu xảy ra khiếu nại do sao chép, trùng lắp ý tưởng hoặc gửi cuộc thi khác.

TOP 20 LOGO VÀO CHUNG KHẢO

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 2.

Logo 1 - Tác giả Nguyễn Duy Thành

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 3.

Logo 2 - Tác giả Hoàng Tuấn Anh

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 4.

Logo 3 - Tác giả Lê Anh Thư

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 5.

Logo 4 - Tác giả Nguyễn Nam Khánh

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 6.

Logo 5 - Tác giả Phạm Kinh Triều

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 7.

Logo 6 - Tác giả Hoàng Tuấn Anh

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 8.

Logo 7 - Tác giả Đỗ Đình Tuyến

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 9.

Logo 8 - Tác giả Nguyễn Quốc Trọng

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 10.

Logo 9 - Tác giả Trần Thị Tùng

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 11.

Logo 10 - Tác giả Võ Doãn Tuấn

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 12.

Logo 11- Tác giả Võ Lê Tâm Thanh

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 13.

Logo 12 - Tác giả Đoàn Văn Hiển

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 14.

Logo 13 - Tác giả Phạm Kinh Triều

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 15.

Logo 14 - Tác giả Nguyễn Công Bằng và Nguyễn Thị Bích Liễu

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 16.

Logo 15 - Tác giả Nguyễn Thùy Linh

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 17.

Logo 16 - Tác giả Phạm Tuấn Anh

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 18.

Logo 17- Tác giả Phạm Tam

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 19.

Logo 18 - Tác giả Hà Thành

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 20.

Logo 19 - Tác giả Hồ Sỹ Khải

Mời bạn đọc bình chọn logo, slogan kỷ niệm 50 năm thành lập báo Tuổi Trẻ - Ảnh 21.

Logo 20- Tác giả Nguyễn Thanh Tú

TOP 10 SLOGAN VÀO CHUNG KHẢO

Slogan 1: Trao thông tin, nhận niềm tin (tác giả Nguyễn Nam Khánh)

Slogan 2: Phát triển vươn xa - Vươn ra hội nhập (tác giả Nguyễn Văn Ngát)

Slogan 3: Vượt qua thách thức - Vươn mình phát triển (tác giả Lê Vũ Khánh Vy)

Slogan 4: Truyền tải thông tin - Dẫn hướng niềm tin (tác giả Nguyễn Đăng Bình)

Slogan 5: Từ thông tin đến niềm tin (tác giả Nguyễn Minh Đỗi)

Slogan 6: Lan tỏa thông tin - lan tỏa niềm tin (tác giả Phạm Mạnh Quân)

Slogan 7: Truyền thông tin - Tải niềm tin (tác giả Lê Thị Minh Hiếu)

Slogan 8: Thông tin kết nối - Niềm tin lan tỏa (tác giả Nguyễn Đỗ Minh Tuấn)

Slogan 9: Mở tri thức - Chạm niềm tin (tác giả Tô Thúy Quỳnh)

Slogan 10: Đa phương tiện - Một niềm tin (tác giả Hồ Thị Huyền)